CHỐNG ĐÔNG MÁU VÀ TAN HUYẾT KHỐI
     Enzyme Lumbrokinase có khả năng thuỷ phân rất mạnh các sợi fibrin – một loại protein trong máu – để làm tan các cục máu đông trong các chứng Tai biến mach máu não đã được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến khá nhiều. Đây là kết quả nghiên cứu thành công của các nhà khoa học Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tác giả, PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Dao nguyên Phó viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Việt Nam cho biết:
Enzyme này có tác dụng thuỷ phân fibrin (cục máu đông) và đã được các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Canada… sử dụng rất nhiều trong dự phòng và điều trị hỗ trợ các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, đột quỵ…
Enzyme lumbrokinase có tác dụng trực tiếp thuỷ phân fibrin (tiêu cục máu đông) trong khi đó các chất hoạt hoá khác vẫn thường dùng như tPA (tisuse plasminogen activator), để có tác dụng phải hoạt hoá plasminogen thành plasmin, từ đó plasmin mới thuỷ phân được fibrin. Ngoài tác dụng trực tiếp thuỷ phân fibrin, lumbrokinase còn có tác dụng hoạt hoá giống như tPA. Với tác dụng kép như vậy dùng lumbrokinase cho hiệu quả cao mà giá thành lại thấp, mang lại lợi ích rất lớn cho người bệnh.
Lumbrokinase được dùng trong:
* Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân có hoại tử đầu chi do tai biến của bệnh tiểu đường và các bệnh lý liên quan đến mạch máu như viêm tắc mạch.
* Dự phòng tai biến mạch mau não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân có nguy cơ cao như tăng huyết áp và các bệnh lý liên quan đến mạch vành…
* Hỗ trợ điều trị và phục hồi cho bệnh nhân bị Bệnh tai biến mach máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim và các bệnh lý liên quan đến cục máu đông, cải thiện các di chứng như liệt, teo cơ, nói ngọng, tê bì chân tay….
– Trên thế giới lumbrokinase đã được sử dụng từ năm 1980 cho đến nay, cũng như tại Việt Nam chưa ghi nhận tác dụng phụ nào của lumbrokinase, do đó người bệnh có thể sử dụng lâu dài
Cục máu đông gây tắc động mạch (Hình minh họa)
     Trong máu và trong các mô có chứa khoảng 50 chất có ảnh hưởng tới quá trình đông máu. Các chất kích thích quá trình gây đông máu gọi là các chất gây đông máu. Các chất lại ức chế quá trình gây đông máu gọi là các chất chống đông máu. Máu có đông hay không đông là phụ thuộc vào sự cân bằng giữa các chất gây đông máu và các chất chống đông máu. Bình thường, trong máu và trong các mô có các chất gây đông và chất chống đông, không có hoạt tính. Khi mạch máu bị tổn thương hoạt hóa các yếu tố đông máu theo kiểu dây chuyền làm cho máu đông lại.
1. Định nghĩa.
 Đông máu là một quá trình chuyển máu ở thể lỏng sang thể đặc, mà thực chất là chuyển fibrinogen ở dạng hòa tan thành fibrin ở dạng không hoà tan.
2.Cơ chế
Quá trình đông máu xảy ra qua 3 giai đoạn :
  • Giai đoạn tạo thành phức hợp prothrombinase (1)
  • Giai đoạn tạo thành thrombin (2)
  • Giai đoạn tạo thành fibrin (3)
 3. Các yếu tố đông máu
Yếu tố I: Fibrinogen
Yếu tố II: Prothrombin
Yếu tố III: Thromboplastin của mô
Yếu tố IV: Ion Ca++
Yếu tố V: Proaccelerin
Yếu tố VII: Proconvertin
Yếu tố VIII: Globulin A chống ưa chảy máu (antihemophilic globin-AHG).
Yếu tố IX: Globulin B chống ưa chảy máu (plasma thromboplastin component-PTC).
Yếu tố X: Stuart-Prower
Yếu tố XI: Globulin C chống ưa chảy máu (plasma thromboplastin antecedent-PTA).
Yếu tố XII: Hageman
Yếu tố XIII: Ổn định fibrin (fibrin stabilizing factor-FSF).
 4.Sơ đồ đông máu

sơ đồ cơ chế Lumbrokinase

     Lumbrokinase có tác dụng trực tiếp thuỷ phân fibrin (tiêu cục máu đông) trong khi đó các chất hoạt hoá khác vẫn thường dùng như tPA (tisuse plasminogen activator), để có tác dụng phải hoạt hoá plasminogen thành plasmin, từ đó plasmin mới thuỷ phân được fibrin.
     Ngoài tác dụng trực tiếp thuỷ phân fibrin, lumbrokinase còn có tác dụng hoạt hoá giống như tPA. Với tác dụng kép như vậy dùng lumbrokinase cho hiệu quả cao mà giá thành lại thấp, mang lại lợi ích rất lớn cho người bệnh.
Theo Hòa Hưng
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x